Hiển thị 1–12 của 38 kết quả

Tủ chữa cháy

1. Tủ chữa cháy là gì?

Là nơi chứa, đựng các phương tiện dùng để chữa cháy như: bình chữa cháy, cuộn vòi, lăng phun, chuông đèn nút nhấn báo cháy. Ngoài ra còn các loại mũ, ủng, mặt nạ,…thì thường được đựng trong loại tủ với kích thước to hơn gọi là tủ đựng đồ PCCC hay tủ đựng dụng cụ PCCC.

Nó thường sử dụng vật liệu thép sơn tĩnh điện hoặc là tủ cứu hỏa inox để tăng tuổi thọ và bảo vệ các thiết bị bên trong tốt hơn.

2. Phân loại tủ chữa cháy

Phân loại dựa vào vị trí lắp đặt thì có 2 loại chính:

2.1 Tủ chữa cháy vách tường

Tủ vách tường hay còn gọi là tủ chữa cháy trong nhà. Nó đặt tại các vị trí trong nhà máy, nhà xưởng, chung cư, tòa nhà cao tầng, văn phòng, quán karaoke,…

Trong loại tủ này có thể phân ra 2 loại chính:

2.2.1 Tủ phòng cháy chữa cháy âm tường

Tủ cứu hỏa âm tường là loại tủ được lắp đặt bên trong tường, tại vị trí đó khi thi công phần thô đã xác định sẵn kích thước để phù hợp với kích thước tủ. Tủ này có thể làm khung tủ dương nhô ra tường hoặc đặt bằng mặt tường. Ưu điểm của nó là tiết kiệm diện tích, tính thẩm mỹ cao do mặt phẳng bằng với tường.

2.2.2 Tủ cứu hỏa nổi

Loại tủ này lắp đặt bên ngoài trường, sát tường. Nhược điểm của nó là tốn diện tích, mất thẩm mỹ.

Tủ đựng bình chữa cháy

Tủ đựng bình chữa cháy

2.2 Tủ phòng cháy chữa cháy ngoài nhà

Tủ này đựng các thiết bị chữa cháy và được lắp đặt ngoài trời. Tại những nơi có không gian rộng như những nhà xưởng, khu chung cư,…Tủ cứu hỏa ngoài trời hỗ trợ trường hợp cháy mà các tủ trong nhà không đảm bảo chữa cháy tốt, hoặc không thể dùng tới được.

Tủ đựng vòi chữa cháy

Tủ đựng vòi

Có thể bạn đang cần tìm mua:

3. Những lưu ý khi mua tủ chữa cháy

3.1 Xác định kích thước tủ

– Đặc biệt cần lưu ý tới kích thước tủ chữa cháy vách tường vì dạng nổi và dạng âm tường khác nhau. Thông thường tủ âm tường sẽ có phần khung dương nhô ra ngoài. Kích thước khung dương đó chỉ ở đoạn mặt cách sâu vào trong 20mm nên không thể sử dụng phần đó. Mục đích của nó là để tủ trông thẩm mỹ hơn, chắc chắn hơn, dễ lắp đặt hơn.

– Với các tủ ngoài trời cần lưu ý là tủ sẽ có thêm chân đế và mái che. Kích thước tủ phải cộng thêm phần này. Thông thường mái sẽ thêm 50mm và chân 100-150mm để đảm bảo tính thẩm mỹ và tính chắc chắn của tủ.

Xem thêm:

3.2 Thiết kế hộp chữa cháy

Hộp có thể chỉ đựng bình chữa cháy, chỉ đựng cuộn vòi hoặc cả 2. Hiện nay các công trình sử dụng nhiều loại tủ tích hợp có nghĩa là thêm ngăn tổ hợp báo cháy. Một số kích thước thông thường khách hàng có thể tham khảo:

– Ngăn tổ hợp KT 200-220mm

– Ngăn đựng cuộn vòi: 300-450mm

– Ngăn đựng bình chữa cháy: 500-650mm

Tùy theo loại bình, số lượng và kích thước các bình chữa cháy, cuộn vòi chữa cháy….Từ đó tính toán kích thước tủ phù hợp.

Hộp cứu hỏa 1200x600x180 có ngăn tổ hợp

Hộp cứu hỏa 1200x600x180 có ngăn tổ hợp

3.3 Độ dày tủ cứu hỏa

Độ dày phụ thuộc chủ yếu vào kích thước tủ, yêu cầu công trình. 0.6-1.2mm là độ dày phổ thông các đơn vị thi công hay đặt hàng tủ cứu hỏa. Các công trình yêu cầu chất lượng cao hơn có thể dày 1.2-2mm để tăng tính chắc chắn, tính thẩm mỹ của tủ.

Các loại tủ kích thước lớn mà làm tole mỏng nhìn sẽ rất xấu, nhưng nếu dày quá thì vượt quá dự toán. Nhiều trường hợp tủ nhỏ lại dùng quá dày gây lãng phí. Quý khách cần tư vấn về độ dày phù hợp với kích thước và thiết kế tủ hãy liên hệ để T&R hỗ trợ.

4. Địa chỉ uy tín sản xuất, cung cấp tủ chữa cháy

Nhiều năm kinh nghiệm sản xuất các mặt hàng tủ cứu hỏa theo yêu cầu với giá rẻ, chất lượng. Chúng tôi luôn được các đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu tin tưởng đặt hàng. Sản phẩm của T&R cung cấp cho các công trình của: VinGroup, SunGroup, Samsung, …

Ngoài ra chúng tôi còn sản xuất các loại tủ điện công nghiệp, tủ điện ngoài trời, tủ điện inox, thang cáp…đạt tiêu chuẩn chất lượng cung cấp cho các dự án lớn.

Tìm hiểu toàn bộ sản phẩm của chúng tôi tại đây.

Liên hệ nhận báo giá và sản xuất:
Ms.Oanh – 0918409065
Email: [email protected]
Địa chỉ nhà máy: Xóm 3, Đồng Nhân, Đông La, Hoài Đức, Hà Nội
Công Ty TNHH Kỹ Thuật T&R Việt Nam rất hân hạnh được hợp tác với Quý khách hàng!