1. Những thông tin cần biết trước khi có ý định đi dây điện nổi trong nhà
Từ trước tới nay mỗi hộ gia đình khi xây nhà, các công trình đều luôn được tư vấn đi dây điện ngầm trong tường bằng cách ống gen, ống dẫn. Với phương thức này tính thẩm mỹ cao, khá an toàn. Tuy nhiên tốn kém chi phí và khó sửa chữa thay thế khi có vấn đề. Hiện nay đi dây điện nổi trong nhà đang là xu hướng mới của thiết kế xây dựng. Cùng tìm hiểu về những ưu, nhược điểm khi đi dây điện nổi trong nhà.
– Ưu điểm khi đi đường điện nổi
+Tiết kiệm được chi phí hơn so với cách đi dây ngầm.
+ Dễ dàng nâng cấp, sửa chữa hệ thống điện do có thể nhìn thấy, sờ thấy dây điện
+ Có thể đi lại hay thêm bớt, loại bỏ đường dây nếu cảm thấy cần thiết.
+ Không nhất thiết phải có sơ đồ thiết kế mạch điện trong nhà trước khi xây dựng. Chỉ cần thấy phù hợp thẩm mỹ và tiện lợi là có thể mắc dây.
– Nhược điểm:
+ Nếu không biết cách đi dây điện, đường dây điện nhìn rất rối mắt, tính thẩm mĩ không cao. Cần người có tính sáng tạo và tính thẩm mỹ cao để tư vấn thêm về bố trí.
+ Ảnh hưởng tới không gian sử dụng như sắp xếp đồ đạc vì còn vướng dây điện.
+ Khi không may bị cháy, chập điện dễ sảy ra nguy cơ cháy nhà.
Xem thêm:
- Tủ điện 3 pha gia đình
- Tủ điện inox 304 rẻ, đẹp tại Hà Nội
- Tủ điện ngoài trời 200×300
- Tủ điện âm tường đẹp
- Thang cáp giá rẻ tại Hà Nội
2. Nguyên tắc nằm lòng khi đi dây điện nổi trong nhà
2.1 Đi dây điện nổi phải cách nền nhà ít nhất 2 mét :
Cách 2m để dây điện không vướng víu hay làm cản trở sinh hoạt hàng của mọi người trong gia đình. Ngoài ra nếu thấp hơn thì có trẻ con hoặc trường hợp sự cố gì đó sẽ gây nguy hiểm. Đường dây điện nổi đảm bảo cố định chắc chắn, tránh xa tầm với.
2.2 Không bố trí dây điện nổi ở những nơi gần đường ống nước, ẩm thấp
Nếu bố trí gần nhà bếp, nhà tắm… khi bố trí gần những nơi như thế sẽ rất dễ gây rò rỉ điện, cháy chập gây nguy hiểm cho người sử dụng.
2.3 Tuyệt đối không nên đấu tắt dây điện trong ống gen.
Nếu làm như thế, dưới tác động của môi trường, nhiệt đô, tại mối đấu nối này lâu ngày có thể bị mài mòn, oxy hóa gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống điện trong nhà. Đã có không ít trường hợp cháy nhà do tại các mối đấu nối này phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ.
2.4 Nên cho dây điện vào trong ống nhựa tròn hoặc ống nhựa dẹt rồi gắn cố định lên tường hoặc lên trần nhà.
Nếu có thể bố trí theo cách này sẽ vừa đảm bảo tính an toàn lại vừa có thẩm mỹ cho không gian sử dụng. Bạn cũng cần lưu ý tính toán đường kính ống nhựa sao cho phù hợp với số lượng dây để tránh tình trạng bung ống hay vỡ ống.
2.5 Bọc dây điện bằng vật liệu chống cháy
Nếu không luồn dây điện vào ống nhựa thì bạn cần phải bọc bện ngoài dây điện bằng vật liệu chống cháy. Sau đó có thể sử dụng băng keo trong suốt để cố định dây lên tường.
3. Gợi ý một số cách đi dây điện nổi trong nhà đẹp mắt
Cách đi dây điện nổi trong nhà phù hợp với cửa hàng
Bố trí dây điện nổi phòng khách
Đi dây điện nổi trong phòng khách khi dùng phụ kiện
T&R chuyên sản xuất các loại sản phẩm tủ điện cung cấp cho hộ gia đình. Quý khách đi đường điện nổi thì vẫn cần phải có tủ điện tổng gia đình. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các sản phẩm tủ điện công nghiệp quý khách hàng có thể tham khảo thêm:
- Thang cáp điện: https://cokhitr.com/danh-muc/thang-cap/
- Máng cáp điện: máng cáp 100×50, máng điện 100×100,…
- Tủ chữa cháy: hộp cứu hỏa, tủ pccc inox, tủ đựng thiết bị PCCC
Liên hệ nhận báo giá và sản xuất:
Ms.Oanh – 0918409065
Email: Tudientr@gmail.com
Địa chỉ nhà máy: Xóm 3, Đồng Nhân, Đông La, Hoài Đức, Hà Nội
Công Ty TNHH Kỹ Thuật T&R Việt Nam rất hân hạnh được hợp tác với Quý khách hàng!