Tủ điện công nghiệp
1.Tủ điện công nghiệp là gì?
Tủ điện công nghiệp trong tiếng anh còn gọi là Industrial electrical cabinet. Là loại tủ điện thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp. Nó đảm bảo các tiêu chí về độ ổn định, độ bền bỉ, sự liên tục và chính xác trong thời gian dài ở nhiều môi trường làm việc khác nhau.
Nó thường được thiết kế với kích thước to hơn tủ điện gia đình, chịu được rất nhiều tác động từ điều kiện thời tiết bên ngoài.
2.Tủ điện công nghiệp gồm những gì?
– Nút nhấn, nút dừng khẩn
Hầu hết các loại tủ điện đều có nút nhấn,thường được thiết kế ở mặt trước của tủ điện để dễ dàng cho việc sử dụng và vận hành.
Bên cạnh đó còn có nút dừng khẩn có thể giúp đóng cắt toàn bộ mạch điện trong trường hợp hệ thống điện gặp phải sự cố.
– Rơle điện từ
Rơle điện từ với các bộ phận như tiếp điểm chung, tiếp điểm thường mở, tiếp điểm thường đóng, mạch từ, cuộn dây, nguồn nuôi rơ le, lò xo,… Bộ phận rơle điện từ trong tủ điện được dùng trong hệ thống điều khiển có tiếp điểm.
– Contacor
Nó được sử dụng để điều khiển hoặc đóng cắt động cơ, máy sản xuất trong công nghiệp và điện dân dụng. Công tắc này được cấu tạo từ 2 điểm và thường được sử dụng để đóng mở cầu dao hay chuyển mạch. Tùy vào mục đích sử dụng và người dùng có thể lựa chọn loại công tắc đơn hoặc công tắc đa.
– Aptomat
Là một loại thiết bị bảo vệ đa năng, đóng vai trò bảo vệ sự cố quá tải, ngắn mạch, sự cố quá áp hay dòng điện dò. Trên thực tế thì aptomat được dùng chủ yếu để bảo vệ sự cố quá tải hoặc ngắn mạch cho các động cơ điện. Hiện nay, aptomat đang dần thay thế cầu chì, cầu dao bởi nó có thể giúp vận hành tủ điện tốt hơn.
– Lưới lọc bụi và quạt hút tủ điện
Giúp làm mát các linh kiện bên trong tủ điện công nghiệp.
– Ngoài ra còn relay bảo vệ pha, đèn báo,…
3.Các loại tủ điện công nghiệp hiện nay:
3.1 Tủ điện phân phối
Tủ điện phân phối thường được dùng để phân phối cho các phụ tải điện có công suất lớn.
Tủ điện công nghiệp 3 pha
3.2 Tủ tụ bù
Tủ tụ bù có thể giúp nhà máy, xí nghiệp giảm tổn thất điện năng từ đó giảm các chi phí không cần thiết. Đồng thời, loại tủ điện công nghiệp này cũng có thể nâng cao năng suất hoạt động và cải thiện chế độ làm việc của các thiết bị điện.
3.3 Tủ điện điều khiển
Dạng tủ điều khiển có cơ chế vận hành tại chỗ, có nghĩa là có thể điều khiển từ xa trong trường hợp muốn đảo chiều động cơ, thay đổi tốc độ quay của động cơ hay đóng ngắt động cơ.
3.4 Tủ điện ats
Nguồn cung cấp từ điện lưới có thể được chuyển đổi sang nguồn dự phòng nhằm cấp điện trở cho nguồn tải có thể hoạt động được. Tủ điện ATS còn được dùng để cung cấp điện cho tải trong trường hợp nguồn điện lưới gặp sự cố.
Lắp đặt trọn bộ tủ điện ats
3.5 Tủ điện chiếu sáng
Tiêu chuẩn IP 43 – IP 55. Rơle thời gian có chế độ bật, tắt thiết bị chiếu sáng được cài đặt sẵn
4. Kích thước tủ điện công nghiệp:
Kích thước tủ điện là các kích thước được xác định bằng đơn vị mm hoặc cm tính theo chiều cao (H), chiều rộng (W), chiều sâu (D). Bất kỳ tủ nào cũng có kích thước và khi đi mua vỏ tủ điện công nghiệp thì kích thước vô cùng quan trọng. Nó có lắp vừa hết các thiết bị không, giá của nó là bao nhiêu.
Kích thước tủ được tính toán dựa trên số lượng, kích thước các thiết bị bên trong tủ, cách đấu dây, đi thanh cái. Hoặc tại vị trí tủ được lắp đặt có đủ không gian hay không. Phân loại kích thước thành 2 loại chính:
4.1 Kích thước tủ điện trong nhà
Tủ điện trong nhà có thể có dạng đặt bệ hoặc treo tường. Điểm chung của nó là không có mái, cánh nổi. Trừ những trường hợp đặt biệt khách hàng yêu cầu khác thì vẫn có thể làm theo. Các tủ trong nhà thường có chiều cao 1000mm – 2300mm, chiều rộng 800mm – 8000mm. Chiều sâu 600mm – 1200mm, độ dày 1,2mm – 2,5mm.
Một số kích thước thông dụng: 1000x600x250, 1100x700x250, 1200x800x300, 1300x700x300, 1400x700x350, 1400x800x400, 1500x750x350, 1500x800x400. 1600x800x350, 1600x900x400, 1700x700x300, 1700x800x350, 1700x900x400, 1800x800x400. 1800x900x400, 1900x900x400, 2000x900x350, 2000x1000x400, 2000x1000x600. 2200x900x400. 2200x1000x600, 2200x1100x600, 2200x2400x600, 2200x3200x600, 2200x3600x600, 2200x4000x800,…
4.2 Kích thước tủ điện công nghiệp ngoài trời
Điểm khác biệt tủ ngoài trời là có thêm chân và mái che. Lưu ý khi thiết kế tủ chú ý phần hèm bẫy nước vì bắt buộc có đối với tủ ngoài trời. Khung thân chỗ này sẽ to hơn loại trong nhà. Ngoài ra mái có kích thước cao từ 50-70mm là chủ yếu. Nhiều trường hợp làm mái cao lên tới 100mm.
Cũng giống như tủ trong nhà, tủ ngoài trời có các kích thước tương ứng, tuy nhiên chiều rộng thì nhỏ hơn vì hạn chế các mối hàn cũng như ghép ngoài trời tránh trường hợp nước mưa vào.
Một số kích thước thông dụng: 1000x600x300, 1100x700x300, 1200x800x350, 1300x800x400. 1400x700x300, 1500x800x400, 1600x800x400, 1700x850x350, 1800x800x350, 1900x900x400,…
Ngoài ra do lắp đặt ngoài trời nên tủ ngoài trời thường có 2 lớp cánh. Mục đích để bảo vệ các thiết bị bên trong tốt hơn. Cánh ngoài có thể đột lỗ mica hoặc không đột gì.
Xem thêm:
https://cokhitr.com/danh-muc/tu-dien/tu-dien-ngoai-troi/
https://cokhitr.com/danh-muc/tu-dien/tu-dien-trong-nha/
Tải bảng giá tủ điện tại đây
Nhà sản xuất báo giá tủ điện công nghiệp chất lượng tại Hà Nội, TPHCM
T&R là đơn vị sản xuất và lắp đặt các sản phẩm tủ điện, tủ điện công nghiệp nhiều năm kinh nghiệm. Chính vì thế chúng tôi luôn am hiểu về đấu nối và vận hành tủ điện cũng như những yêu cầu của Điện Lực. T&R đã cung cấp và lắp đặt sản phẩm tại nhiều công trình trên cả nước. Luôn được khách hàng tin tưởng, ủng hộ.
Ngoài các tủ điện, chúng tôi sản xuất và cung cấp hệ thống thang cáp, máng cáp, tủ PCCC,…. Tất cả đều đạt yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn với giá cạnh tranh nhất thị trường hiện nay.
Để được tư vấn và hỗ trợ báo giá, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Ms.Oanh – 0918409065
Email: [email protected]
Địa chỉ nhà máy: Xóm 3, Đồng Nhân, Đông La, Hoài Đức, Hà Nội
Công Ty TNHH Kỹ Thuật T&R Việt Nam rất hân hạnh được hợp tác với Quý khách hàng!